Những sai lầm khi tự lấy mẫu test nhanh tại nhà

Date 04/09/2021

Không đảm bảo vệ sinh, lấy mẫu chưa đúng vị trí, quá ít chất tiết, bảo quản bộ kít sai cách..., là những sai lầm khiến kết quả test nhanh bị sai lệch.

Các bài kiểm tra nhanh sử dụng phương pháp kháng nguyên (test nhanh) để chứng minh sự có mặt của virus có ưu điểm về thời gian cho ra kết quả. Các xét nghiệm này sẽ chứng minh cấu trúc protein của nCoV, thay vì vật chất di truyền.

Các chất trong que thử sẽ phản ứng với thành phần protein của virus và chỉ thị sự có mặt của chúng bằng thay đổi màu sắc trên que thử. Xét nghiệm kháng nguyên có thể cho kết quả chỉ sau 15 đến 30 phút. Kết quả của việc xét nghiệm kháng nguyên phụ thuộc rất lớn vào lượng protein của virus. Vì vậy, việc lấy mẫu cần phải thực hiện cẩn thận để có kết quả chính xác nhất.

Nếu một xét nghiệm kết thúc với kết quả "dương tính", người được xét nghiệm bị nhiễm virus. Kết quả là âm tính có nghĩa người đó không bị nhiễm. Test kiểm tra nhanh Covid-19 chỉ cho kết quả trong ngắn hạn. Kết quả âm tính không còn ý nghĩa sau khoảng 6 giờ, muộn nhất là ngày hôm sau. Bởi bất kỳ ai đã bị nhiễm virus ban đầu đều có tải lượng virus thấp và khó xét nghiệm ra. Tuy nhiên, nó thường tăng nhanh và có thể được phát hiện nếu bạn kiểm tra lại vào ngày hôm sau.

Tự test nhanh ở nhà như thế nào?
Người dân cần chuẩn bị một bộ kit test nhanh, tham khảo kỹ các thông tin hướng dẫn đi kèm bộ test để thực hiện đúng bước.


Theo hướng dẫn từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), việc tự thực hiện test nhanh Covid-19 tại nhà có thể dễ dàng thực hiện theo các bước:

- Bước 1: Chuẩn bị tuýp dung dịch đệm (buffer) theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Bước 2: Tiến hành tự lấy mẫu trước gương hoặc thực hiện thao tác lấy mẫu cho các thành viên khác trong hộ gia đình.

- Bước 3: Dùng tay xoay đều tăm bông trong tuýp nhựa chứa dung dịch đệm, nhúng que tăm bông lên xuống trong dung dịch đệm (10 lần).

- Bước 4: Chuyển tay lên phần thân trên tuýp, bóp chặt và rút từ từ que tăm bông. Đảm bảo vắt sạch toàn bộ dung dịch còn đọng trên đầu tăm bông xuống đáy tuýp.

- Bước 5: Đóng chặt nắp màng lọc, lắc đều dung dịch trong tuýp bằng tay (5 lần).

- Bước 6: Ghi tên mỗi thành viên lên từng khay test tương ứng. Nhỏ 3 - 5 giọt dung dịch trên vào giếng test (theo hướng dẫn của nhà sản xuất).

- Bước 7: Đọc kết quả sau 15 - 30 phút theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

testt.jpeg


Người dân cần chuẩn bị một bộ kit test nhanh, tham khảo kỹ các thông tin hướng dẫn đi kèm bộ test để thực hiện đúng bước. Ảnh: Flor.
Cách đọc kết quả:

Giống như với que thử thai, kết quả của test nhanh Covid-19 có thể được đọc bằng các đường sọc có thể nhìn thấy trên que thử. Chữ C là viết tắt của Control (kiểm tra tính hợp lệ của quá trình xét nghiệm). Chữ T là viết tắt của test (kiểm tra).

Một sọc ở C có nghĩa là âm tính. Một đường sọc ở T và C có nghĩa là dương tính. Ngay cả một vết rất mờ cũng có nghĩa là bạn đã bị nhiễm virus.

Một sọc ở chữ T hoặc không có sọc nào thể hiện là kết quả không hợp lệ.

Làm gì khi có kết quả dương tính?
Hai tiêu chí quan trọng thể hiện chất lượng của một bộ test virus là độ nhạy và độ đặc hiệu. Độ nhạy mô tả tỷ lệ những người được thử nghiệm thực sự bị nhiễm virus. Ví dụ, độ nhạy 95% có nghĩa là 95/100 người bị nhiễm SARS-CoV-2 nhận được kết quả dương tính. 5 người còn lại cho kết quả âm tính giả, mặc dù họ dương tính. Vì vậy, nếu độ nhạy chỉ khoảng 80%, dưới 1/5 kết quả là âm tính giả.

Độ đặc hiệu của một xét nghiệm là tỷ lệ những trường hợp không có bệnh và có kết quả xét nghiệm âm tính trong toàn bộ những người không bị bệnh. Độ đặc hiệu thể hiện kết quả dương tính giả ở những người khỏe mạnh được kiểm tra. Độ đặc hiệu 97 % nghĩa là trong 100 người khỏe mạnh được xét nghiệm thì 97 người nhận được kết quả âm tính. 3 người sẽ nhận được kết quả dương tính giả.

Một test đạt chuẩn phải có độ đặc hiệu ít nhất là 98% và độ nhạy trên 95%.

Nếu xét nghiệm cho kết quả dương tính, đây không phải là bằng chứng cho thấy bạn đã chắc chắn bị nhiễm Covid-19. Bởi tỷ lệ dương tính giả tương đối cao đối với phương pháp xét nghiệm nhanh. Vì vậy, mọi kết quả dương tính đều phải phải được kiểm tra lại bằng xét nghiệm rRT-PCR.

Tuy nhiên, bạn cần tránh tiếp xúc tối đa với những người xung quanh, sau đó thông báo cho nhân viên y tế địa phương để được hướng dẫn.

Nếu có kết quả âm tính, bạn cũng không được chủ quan. Người dân cần phải theo dõi thêm những triệu chứng khác, đồng thời thực hiện nghiêm quy định 5K.

Sai lầm khi thực hiện test nhanh
Các hãng sản xuất đều có hướng dẫn cụ thể ghi trên bộ kit test, người dùng cần đọc kỹ thông tin sử dụng và thực hiện đúng sẽ đem lại kết quả tối ưu. Tuy nhiên, có những sai lầm mà người tự lấy mẫu thường gặp.

Thứ nhất là không chú ý vệ sinh. Trước khi thử, bạn nên rửa kỹ khay chứa thành phần thử. Sau đó, bạn rửa tay bằng xà phòng ít nhất 20 giây, lau khô với khăn sạch.

Thứ hai, bạn lấy mẫu không đúng chỗ. Với bộ dụng cụ kiểm tra tại nhà, tăm bông phải vào sâu trong mũi từ 2 tới 4 cm.


sai lam thuong gap khi tu test nhanh tai nha anh 2
Nếu kết quả dương tính, bạn cần tránh tiếp xúc với người xung quanh, sau đó thông báo cho nhân viên y tế địa phương để được hướng dẫn. Ảnh minh họa: Duy Hiệu.
Trong trường hợp lấy mẫu xét nghiệm trong khoang miệng, phải đưa tăm bông dọc theo mặt sau của thành họng hoặc amidan nhiều lần. Chú ý, người dân không được để lưỡi chạm vào miếng gạc. Cách tốt nhất để làm điều này là ấn lưỡi của bạn xuống bằng dụng cụ ấn lưỡi gỗ.

Thứ ba, trong quá trình lấy mẫu, chúng ta không thể nhìn thấy bao nhiêu chất tiết được lấy bằng tăm bông. Chỉ khi bạn đã tiến hành thử nghiệm, kết quả trên que thử mới thể hiện rằng lượng mẫu bạn lấy đủ hay không. Nếu vạch trên que thử mờ, có thể chất tiết quá ít.

Thứ tư, bộ xét nghiệm không được lưu trữ đúng cách hoặc bị mở ra và tiếp xúc với không khí quá lâu

Bộ xét nghiệm cần được giữ ở nơi tránh ánh nắng mặt trời và ở nhiệt độ phòng (khoảng 25 độ C). Bạn không nên để chúng trong tủ lạnh vì có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm. Trong quá trình xét nghiệm, que thử cũng phải được giữ ở nhiệt độ phòng, tránh nhiệt độ môi trường quá cao.

Thứ 5 là nhiều người khác nhau tiếp xúc với mẫu xét nghiệm. Hãy đảm bảo rằng người khác không tiếp xúc với mẫu xét nghiệm. Để tránh xảy ra hiện tượng hình thành khí dung, bạn không nên có người khác ở trong phòng, đặc biệt là khi lấy mẫu qua khoang miệng. Bạn cần thông khí cho căn phòng trong và sau khi xét nghiệm.

Contact

x